Vải địa kỹ thuật không dệt ART

(Sản phẩm chưa có đánh giá)
Mã sản phẩm: ART
Giá bán: Liên hệ

Vải địa kỹ thuật không dệt ART, ARITEX có nhiều loại ART7, ART9, ART11,... ART25. Hưng Phát cung cấp vai dia ky thuat ART gia tot, chat luong uy tin tại Hà Nội và các tỉnh thành... Vai dia khong det ART đầy đủ chứng chỉ xuất xưởng, khổ 4-6m

Vải địa kỹ thuật không dệt ART

Mô tả:

Vải địa kỹ thuật không dệt ART là loại vải địa không dệt của thương hiệu ARITEX (ký hiệu ART)

Nguyên liệu: xơ Polypropylene hoặc Polyester nhập khẩu từ Hàn Quốc và các nước công nghiệp phát triển khác.

Vải địa không dệt ART là loại Vải địa kỹ thuật có độ kéo lên đến 7-25 kN/m

Khổ: 4m

Dài: 250m

Diện tích: 1000m2/cuộn

Màu trắng

ung dung vai dia ky thuat khong det 6
ung dung vai dia ky thuat khong det 6

Vải địa kỹ thuật không dệt ART được sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền tự động, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhờ tính năng đa dạng và chất lượng cao.

Phân loại:

Vải địa kỹ thuật ART được sản xuất nhiều loại dày mỏng khác nhau, Phân loại Vải địa kỹ thuật phụ thuộc vào cường độ kéo tính trên đơn vị sản phẩm.

Vải địa kỹ thuật ART 7 cường độ kéo 7 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 9 cường độ kéo 9 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 11 cường độ kéo 11 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 12 cường độ kéo 12 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 14 cường độ kéo 14 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 15 cường độ kéo 15 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 17 cường độ kéo 17 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 19cường độ kéo 19 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 21 cường độ kéo 21 kN/m

Vải địa kỹ thuật ART 25 cường độ kéo 25 kN/m

 Công dụng:

Vải địa kỹ thuật không dệt có khả năng phân cách: dùng để ngăn giữa hai lớp vật liệu có kích thước hạt khác nhau, như đá hay đá răm, hay cát với nền đất yếu. Dưới tác động của hiệu ứng nhất là những hiệu ứng tác động bới các phương tiên vận chuyên như xe tải, xe contenơ, xe thồ hay xe khách tác động lên làm cho vật liệu hạt giữ nguyên vẹn các đặc tính cơ học của nó.

Vải địa kỹ thuật không dệt có khả năng gia cường: do có tính chịu kéo cao nên các đơn vị thiết kế áp dụng đặc tính này để truyền hoặc tăng cường cho đất khả năng chịu kéo để gia tăng và cố định nền cốt cho đất. Người ta cũng có thể dùng các túi may bằng Vải địa kỹ thuật để chứa đất.

Vải địa kỹ thuật không dệt có khả năng bảo vệ: do có tính bền kéo, chống đâm thủng cao, tính bền môi trường (chịu nước mặn) và khả năng tiêu thoát nước nhanh; Vải địa kỹ thuật được dùng kết hợp với một số vật liệu khác như bê tông, đá, rọ đá, thảm đá, tạo thành lớp đệm ngăn cách chống xói mòn và bảo vệ cho triền đê, bờ đập, bờ biển hay các cột bê tông cột trụ của cầu.

Vải địa kỹ thuật không dệt có khả năng lọc: lớp Vải địa kỹ thuật đóng vai trò là lớp lọc được đặt ở giữa hai lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau. Nhờ có lớp lọc này mà các hạt có kích thước nhỏ từ 0,075 micromet cũng không thể lọt qua hoặc thất thoát với tỷ lệ rất thấp 095 tức là mất đi 5% loại có cỡ 0,075 micromet. Chức năng của lớp lọc là tránh sự xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô.

Vải địa kỹ thuật không dệt có khả năng tiêu thoát nước: Khả năng thấm theo phương vuông góc với mặt phẳng, Vải địa kỹ thuật không dệt dùng để chế tạo mương tiêu thoát nước ngầm. Dòng thấm trong đất sẽ tập trung đến rãnh tiêu có bố trí lớp vải lọc và dẫn đến tập trung nước bằng đường ống tiêu.

ung dung vai dia ky thuat khong det 3
ung dung vai dia ky thuat khong det 3

Lựa chọn loại Vải địa kỹ thuật phù hợp với công trình

Vải địa kỹ thuật xử dụng với nhiều loại công trình và nhiều ứng dụng khác nhau. Trong thi công Vải địa kỹ thuật cần phải chú ý đến ứng dụng mà Vải địa kỹ thuật mang lại: Có loại đường mặt phẳng, lại có loại mặt đê đập dạng thoải, dạng đứng… do đó phải lựa chọn loại Vải địa kỹ thuật đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng được cho công trình.

Để có khả năng phân cách hiệu quả, vải địa kĩ thuật phải đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công như bị thủng bởi các vật liệu sắc cạnh như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng, hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất. Với trường hợp sau, chiều dày thiết kế tối thiểu của lớp đắp cần phải được duy trì trong suốt quá trình thi công. Để ngăng ngừa vải bị chọc thủng trong thi công, người ta thường tính toán các thông số sau để xác định tính kháng chọc thủng sau.

Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.

Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là đối với đất lẫn sạn sỏi.

Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.

Thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật

 

Hướng dẫn Thi công Vải địa kỹ thuật không dệt

Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn vải phải được bao gói và để cao khỏi nền đất ẩm ướt và có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những hư hỏng do các tác động tại công trường, do bức xạ tia cực tím, do các hóa chất, lửa hoặc do bất cứ điều kiện môi trường nào khác có thể làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.

Công tác trải vải: Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế. Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường.

Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.

Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí.

Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.

Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.

Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5 %.

Nối vải: Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:

 * Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại Bảng 5.

 * Nối may:

– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester như yêu cầu tại 4.3.

– Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).

– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.

– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.

Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).

Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.

Tại sao nên chọn Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt được sản xuất theo phương pháp xuyên kim, ép nhiệt có chiều dày và tính thấm nước cao, có khả năng tiêu thoát nước tốt. Làm tiêu tán nhanh chóng áp lực nước, chống xói mòn hiệu quả.

Vải địa kỹ thuật nổi tiếng là vật liệu có sức kéo, chịu lực, độ bền, tuổi thọ cao. Được sản xuất trên dây truyền công nghệ cao đạt tiêu chuẩn Châu Âu dưới sự giám sát của những kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực vải địa kỹ thuật.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất Vải địa kỹ thuật không dệt được lấy từ nguồn nguyên liệu xơ PP(100 % polypropylene hoặc 100% polyester) nhập khẩu tại Hàn Quốc và nhiều nước công nghiệp phát triển. Chúng tôi luôn cam kết Sản phẩm luôn có chất lượng ổn định và giá bán không đâu có thể cạnh tranh được.

Địa chỉ cung cấp Vải địa kỹ thuật tại Hà Nội

Sản phẩm Vải địa kỹ thuật không dệt ART  do công ty chống thấm Hưng Phát cam kết: Chịu được ứng suất thi công cường độ lớn; Đảm tính chất tiêu thoát và lọc ngược tốt; Có khả năng chống hư hỏng trong thi công Vải địa kỹ thuật và lắp đặt, khó bị chọc thủng; Độ bền cao khi tiếp xúc với ánh sáng

Hưng Phát cam kết, sản phẩm ART mà chúng tôi cung cấp có giá hợp lý nhất và chất lượng, chủng loại đảm bảo nhất.

Quý khách đặt hàng với số lượng lớn càng được ưu đãi cao hơn. Ngay bây giờ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và báo giá Vải địa kỹ thuật không dệt tốt nhất.

CÔNG TY CP XD & TM XNK HƯNG PHÁT

Địa chỉ: Số 32 Nguyễn Lân (ngõ 155 Trường Chinh), Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0945 818 877 – 0904 621 218.

Web: chongthamhungphat.com và chongtham24h.net

Emai: hungphatjsc@gmail.com

ban do chong tham khoan cay thep hung phat png
ban do chong tham khoan cay thep hung phat png

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây